Tập truyện cười về Luật sư (phần 2)
Không bắt chước được đâu
Trong toa tàu nọ có sáu vị khách, ba người là kế toán và ba người là luật sư. Trong chuyến đi, ba vị kế toán mua đủ ba vé còn ba vị luật sư chỉ mua chung một vé….. Đến lúc soát vé, cả ba vị luật sư đứng lên đi vào nhà vệ sinh, người soát vé gõ cửa, một vé được chìa ra khe cửa. Chuyến đi đến đích an toàn. Chuyến về, ba vị kế toán rút kinh nghiệm chỉ mua một vé cho cả ba. Còn ba vị luật sư lại không mua vé. Khi người soát vé chuẩn bị đến, ba vị kế toán đứng dậy vào nhà vệ sinh, ba người luật sư cũng đứng lên vào nhà vệ sinh bên cạnh, nhưng một người trước khi vào đã gõ cửa phòng vệ sinh có ba vị kế toán. Cạch... cạch... một tấm vé chìa qua khe cửa, vị luật sư cầm lấy và bước nốt vào nhà vệ sinh?
******************
Luật sư thông minh
Sau đây là câu chuyện về một luật sư trẻ trong những ngày đầu mới hành nghề trước vành móng ngựa. Lần đó, anh ta đại diện cho một hãng hỏa xa có một toa xe đụng phải một cậu bé. Vụ kiện đưa ra tòa vì tai nạn ấy làm một cánh tay của thằng bé bị thương tật nặng tới mức nó không thể giơ tay cao hơn khỏi đầu được nữa. Chàng luật sư trẻ thông minh đã xúc tiến cuộc đối chất với cậu bé một cách bình lặng hết sức và cũng hiệu quả vô cùng.
- Này, chú bé - Luật sư nói, cánh tay em bị thương trong tai nạn đó phải không?
- Vâng thưa ông! - Chú bé đáp.
- Và bây giờ em không thể nhấc tay cao lên được phải không?
- Vâng ạ!
- Em vui lòng - Chàng luật sư nói rất dịu dàng - Cho bồi thẩm đoàn thấy một lần nữa là từ khi bị tai nạn đến giờ em có thể giơ tay cao lên chừng nào?
Chú bé tỏ ra gắng gượng đưa tay lên chỉ ngang tới vai. Chàng luật sư hỏi tiếp với phong thái ngây thơ hết mực:
- Thế trước khi bị tai nạn thì em giơ tay cao chừng nào?
- Và cánh tay ấy vươn thẳng cao trên đầu chú bé.
********************
Vận dụng luật
Vị luật sư hãng luật nọ được mời đến bào chữa cho thân chủ về tội "Trộm cắp gà" bị bắt quả tang. Vị thân chủ này là hàng xóm của người bị mất cắp gà. Con gà mái này là của ông hàng xóm rất mắn đẻ, mỗi ngày nó đẻ khoảng 10 quả trứng. Người hàng xóm kiện ra toà đòi phải đền bù cho bác một con gà mái tương tự và con gà này cũng phải đẻ được 10 quả trứng trên ngày. Tại phiên toà:
Quan toà: Đương sự có ý kiến gì về yêu cầu của nguyên đơn không.
Tên trộm: tôi đã nhờ Luật sư của tôi biện hộ giúp rồi ạ.
Vị luật sư: Thưa quý toà, theo Luật lệ tại địa phương thì thân chủ của tôi phải nộp phạt theo yêu cầu của nguyên đơn là đúng. Nguyên nhân của vụ trộm này là do nguyên đơn đã tán tỉnh và lấy đi người vợ thân yêu nhất của thân chủ tôi, làm cho hai đứa con không có người chăm sóc, nên thân chủ tôi đã phải đi ăn trộm gà để nuôi con và trả thù cho mất mát này. Theo Luật lệ của địa phương, Tôi đề nghị quý Toà hãy yêu cầu vợ của nguyên đơn phải đẻ cho thân chủ tôi 02 đứa con/ngày, tôi sẽ yêu cầu thân chủ tôi đáp ứng theo nguyện vọng của nguyên đơn.
Quan toà: Bó tay...
*******************
Bệnh nghề nghiệp của Luật sư
Bốn nhà phẫu thuật đang nghỉ uống cà phê và thảo luận về công việc, một người khơi mào:
- Tôi nghĩ tiến hành phẫu thuật với các nhân viên kế toán là dễ nhất, mọi thứ bên trong anh ta đều được đánh số. Bác sĩ ngoại không đồng tình:
- Tôi thì lại thấy thủ thư là dễ nhất, anh mổ họ ra và nội tạng được sắp theo thứ tự chữ cái. Chuyên gia giải phẫu thần kinh lại có ý kiến khác:
- Ngăn nắp nhất vẫn là thợ điện. Mọi thứ ống và dây trong người anh ta đều được đánh dấu bằng mầu sắc. Còn ông giáo sư già nhất thì cay đắng nhận xét:
- Thế các anh đã tiến hành ca mổ cho luật sư bao giờ chưa? Họ không có tim, không xương sống, hộp sọ rỗng, đầu và mông có thể thay đổi cho nhau được
****************
Ngôn ngữ của luật sư ra sao
Vị giáo sư luật học yêu cầu một sinh viên xuất sắc trả lời câu hỏi tình huống:
- Nếu anh (chị) phải trao cho ai đó một trái cam, anh (chị) sẽ nói thế nào?
Người sinh viên đáp:
- Em sẽ nói: “Mời ngài dùng trái cam này!”
Giáo sư giận dữ:
- Không thể như vậy được! Hãy nghĩ như một luật sư xem nào.
Sinh viên hắng giọng:
- Vậy thì, em sẽ nói với người đó: “Tôi, sau đây, trao và chuyển quyền sở hữu toàn bộ và duy nhất của tôi với tất cả các tài sản, quyền lợi, quyền hạn, nghĩa vụ, lợi ích của mình trong trái cam này cho ngài cùng với toàn bộ cuống, vỏ, nước, cùi và hạt của nó, với tất cả các quyền hợp pháp cắn, cắt, ướp lạnh hoặc ăn nó, quyền được trao nó cho người khác với tất cả cuống, vỏ, nước, cùi và hạt của nó. Tất cả những gì được đề cập trước và sau đây hoặc bất kể hành vi hoặc những hành vi, phương tiện thuộc bất kể bản chất hoặc loại nào không tương hợp với tuyên bố này, trong bất kể hoàn cảnh nào, đều không có giá trị pháp lý...”
********************
Luật sư thế nào
Một người phụ nữ gọi điện đến một văn phòng luật sư gặp lễ tân, bà nói"Làm ơn cho tôi gặp luật sư A". Lễ tân nghẹn ngào"Luật sư A của chúng tôi đã qua đời ngày hôm qua".
Năm phút sau, lại có tiếng chuông điện thoại, vẫn giọng người phụ nữ lúc trước" Làm ơn cho tôi gặp Luật sư A". Lễ tân nói"Vô cùng thương tiếc báo tin cho bà rằng vị luật sư đáng kính của chúng ta đã không còn trên cõi đời này nữa.."
Năm phút sau lại có tiếng chuông điện thoại, vẫn người phụ nữ ấy...
Lễ tân hết sức ngạc nhiên và bực bội hỏi"Bà đã gọi đến lần thứ 29 trong buổi sáng ngày hôm nay rồi thưa bà". Người phụ nữ trả lời"Vâng, bởi tôi muốn được nghe đi nghe lại điều sung sướng đó"
.....!
***********************
Biện minh của luật sư
Một Luật sư được thân chủ mời đại diện cho mình trong vụ kiện tranh chấp quyền nuôi con trong vụ án ly hôn. Tại phiên toà, Luật sư phát biểu rất hăng:
Luật sư: Thưa quý toà, thân chủ của tôi đã để lại tất cả tài sản cho người vợ của mình và giờ đây thân chủ của tôi ra đi chỉ có hai bàn tay trắng, không một mảnh đất dung thân, không có một khoản nào để duy trì cuộc sống thường nhật hàng ngày. Quý toà thấy không, thật là đáng thương cho một con người mà trên đời này không còn một chút gì trong tay cả, bất hạnh quá. Để an ủi tinh thần thân chủ của tôi trong lúc tuổi già, cần có đứa con để nương tựa đề nghị Quý toà hãy giao ngay quyền nuôi con cho con người đáng thương này. Nói xong, vị luật sư rơm rớm nước mắt (xúc động quá).
Quan toà: Anh biết rồi đấy, Luật pháp quy định quyền nuôi con thuộc về người mẹ và quyền này được quy định rất rõ, hơn nữa thân chủ của anh giờ không còn miếng đất cắm dùi, không còn nguồn tài chính để chăm sóc đứa con, vậy làm sao có thể giao quyền nuôi con cho thân chủ của anh được.
Luật sư: đuối lý!